Bệnh tim sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ
Bệnh tim sống được bao lâu? Tuổi thọ của mỗi người bị suy tim sẽ khác nhau và tùy thuộc vào yếu tố tuổi tác, giới tính, giai đoạn bệnh… Vậy người bệnh tim sống được bao lâu cùng chuyên mục sức khỏe đi tìm hiểu nhé.
Bệnh tim sống được bao lâu?
Rất khó để xác định chính xác được ” Người bị bệnh tim sống được bao lâu”? Thời gian có thể tính bằng năm nhưng cũng có khi là vài tháng, vài tuần. Dựa vào thống kê của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có khoảng một nửa số người được chẩn đoán mắc bệnh tim vẫn có cơ hội sống hơn 5 năm. Dựa vào đó để đánh giá tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim nhưng vẫn có khoảng 10% người mắc bệnh lý này vẫn sống được ít nhất là 10 năm sau khi được chẩn đoán.
Con số này không cho biết chính xác triển vọng hay tuổi thọ của bất cứ trường hợp cụ thể nào. Có các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh như tuổi tác, nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn phát hiện bệnh.
Nhưng nhờ sự phát triển của y học qua từng ngày thì sẽ có các phương pháp điều trị để cải thiện theo thời gian với nhiều loại thuốc chữa suy tim ra đời.
Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân bị bệnh tim
Bệnh tim là một căn bệnh liên quan đến tim và hệ thống mạch máu. Nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Tuổi thọ của bệnh nhân bị bệnh tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Xem thêm: Bệnh tim có di truyền không? Vì sao?
Xem thêm: Bệnh tim không nên làm gì? Cách phòng bệnh thế nào?
- Tuổi tác: Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân bị bệnh tim. Người trẻ có thể có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với người lớn tuổi. Tuy nhiên, người lớn tuổi có thể mắc các vấn đề sức khỏe khác và do đó có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh tim.
- Tình trạng sức khỏe chung: Những người có tiền sử bệnh tim, bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tăng lipit máu hoặc bệnh lý tim mạch khác sẽ có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh tim và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.
- Chế độ ăn uống và lối sống: Chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động, hút thuốc và uống rượu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và giảm tuổi thọ.
- Quản lý bệnh tập trung: Điều trị và quản lý bệnh tim đúng cách là rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Những phương pháp điều trị bao gồm thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống.
- Di truyền: Di truyền cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim và tuổi thọ của bệnh nhân.
- Môi trường sống: Môi trường sống, bao gồm khí hậu, môi trường ô nhiễm và chế độ dinh dưỡng, có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân.
- Tiên lượng theo giới tính: Thường phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn bệnh suy tim so với nam giới nếu gây suy tim không phải do thiếu máu cục bộ. Thực tế phụ nữ mắc bệnh tim không do thiếu máu cục bộ thì vẫn có cơ hội sống cao hơn nam giới.
- Tiên lượng sống theo sức bền: Khi bị bệnh tim thở rất nặng nhọc và mệt mỏi nên khả năng gắng sức kém cũng là triệu chứng chính trong suy tim. Công suất của tim và phổi là yếu tố chính đóng vai trò khả năng gắng sức tổng thế của người bệnh. Do đó tỷ lệ sống sau 3 năm với những người sống chung với bệnh suy tim có khả năng gắng sức là 57%. Số này thấp hơn so với 93% với người có khả năng gắng sức bình thường.
Như vậy, người bị bệnh tim sống bao lâu còn phụ thuộc vào nhiêu tố khác nhau nhưng bạn cũng cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để chăm sóc sức khỏe mình.