Thiếu tá quân đội qua đời hiến tạng cứu 6 người

Thiếu tá Lê Hải Ninh (Ninh Bình) qua đời, được gia đình hiến tim, phổi, thận và giác mạc ghép cho 6 người vào cuối tháng 2 – đời sống sức khỏe đưa tin.

Trung tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thiếu tá Lê Hải Ninh được tuyến trước chuyển tới bệnh viện ngày 23/2. Anh bị đột quỵ não xuất huyết dưới nhện lan tỏa, phù não, được hồi sức và điều trị tích cực nhưng tình trạng bệnh quá nặng, được Hội đồng chuyên môn kết luận bị chết não. Gia đình đã bàn bạc và thống nhất đồng ý hiến tạng của anh Ninh để cứu người.

đời sống sức khỏe
Hai xe cảnh sát làm nhiệm vụ hộ tống quả tim từ sân bay Tân Sơn Nhất về Bệnh viện Chợ Rẫy

Theo Trung tướng Bàng, đây là nghĩa cử cao đẹp, thiện nguyện, nhân đạo và nhân văn sâu sắc của gia đình thiếu tá Ninh, với quan điểm “Cho đi là còn lại” và “Chết không phải là chấm hết mà cuộc sống vẫn tiếp tục được nối dài”.

Từ tạng hiến của thiếu tá Ninh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) thực hiện ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não.

Bệnh nhân nhận phổi từ thiếu tá Ninh là anh Trần Ngọc Hanh 54 tuổi người Nam Định. Một quả thận và hai giác mạc của anh Ninh được ghép cho 3 bệnh nhân khác.

đời sống sức khỏe
                         Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành ca phẫu thuật ghép tim.

Riêng trái tim và một quả thận của cố thiếu tá được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy vận chuyển vượt hàng nghìn km vào Sài Gòn. Trái tim của anh được ghép cho một chàng trai trẻ ngụ tại Tiền Giang, còn quả thận ghép cho cô gái trẻ ở Ninh Thuận. Cả hai bệnh nhân này đều có hoàn cảnh khó khăn, không đủ tiền để chi phí cho ca ghép tạng nên được Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ và kêu gọi cộng đồng giúp sức.

Ngày 27/3, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm, chúc mừng bệnh viện cùng bệnh nhân ghép phổi thành công. Sau một tháng được ghép phổi, sức khỏe anh Hanh tiến triển tốt. Phổi ghép đã dần đảm nhận chức năng hô hấp, không xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng về thải ghép, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đang được điều trị chức năng hô hấp, vận động.

đời sống sức khỏe
                 Chàng trai ghép tim khỏe mạnh đi dạo ở hàng lang bệnh viện ngày 19/3.

Dự kiến anh Hanh sẽ ra viện trong 1-2 tháng tới. Sau khi ra viện, bệnh viện vẫn tiếp tục theo dõi sức khỏe, kê đơn thuốc ức chế miễn dịch cho bệnh nhân.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh ghép phổi từ người cho chết não là kỹ thuật khó nhất trong kỹ thuật ghép tạng hiện nay. Đây là ca ghép phức tạp, khẩn trương, chuyên sâu và nhất là cần sự phối hợp chặt chẽ từ các khâu trong quy trình kỹ thuật.

“Thành công này là điều vô cùng hạnh phúc bởi nó đã đem lại sự sống cho người bệnh, không phải là một người mà sẽ là nhiều người bệnh. Nó cũng mở ra một trang mới cho ngành ghép tạng Việt Nam”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

đời sống sức khỏe
               Các bác sĩ đang thực hiện ca ghép phổi đầu tiên từ người hiến đã chết não

Bệnh nhân được ghép hai phổi trước đó bị suy hô hấp nặng do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối, thường xuyên phải cấp cứu, thở máy, thở ôxy liên tục, tình trạng sức khỏe rất xấu.. Tình trạng của bệnh nhân rất nghiêm trọng, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Ghép phổi là cơ hội duy nhất để giành lại sự sống cho người bệnh.

Ngày 16/3, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) thông báo thực hiện thành công ca ghép phổi từ người cho chết não lần đầu tiên tại Việt Nam – firevietnam.net cập nhật.

đời sống sức khỏe
          Kíp mổ dành một phút mặc niệm tri ân chàng trai trẻ đang nằm trên bàn mổ.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã huy động hơn 60 y bác sĩ tham gia lấy tạng hiến, thực hiện cùng lúc ca ghép phổi, thận, giác mạc vào ngày 26/2. Riêng 20 y bác sĩ tham gia ca ghép phổi với sự hỗ trợ của các chuyên gia hàng đầu về gây mê hồi sức và ghép phổi của Pháp, Bỉ. Một ê kíp chuẩn bị cho người hiến tạng, lấy phổi, cắt lọc và bơm rửa phổi đã lấy; ê kíp khác chuẩn bị cho bệnh nhân được ghép.

Ca ghép phổi kéo dài gần 8 giờ. Sau ghép, bệnh nhân được chuyển về phòng hồi sức, theo dõi và điều trị cách ly. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tự thở, huyết động ổn định, hai phổi sáng. Bệnh nhân đã có thể tự đi lại trong phòng… sức khỏe dần ổn định.

Trung tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện 108 cho biết, ngành ghép tạng tại Việt Nam đã có lịch sử 25 năm, các bác sĩ đã ghép được thận, gan, tim, tuỵ, giác mạc… Tuy nhiên ghép phổi vẫn là một thách thức rất lớn với nền y học nước ta.

đời sống sức khỏe
 Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng thăm, tăng quà bệnh nhân được ghép thận.

Theo các chuyên gia ghép tạng, ghép phổi là một trong những kỹ thuật khó nhất vì tính chất phức tạp, khẩn trương, đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu, điều phối, chuẩn bị cơ sở trang thiết bị… Ghép phổi từ người cho sống đã khó, ghép phổi từ người cho chết não còn khó khăn, phức tạp hơn. Ghép phổi từ người cho sống, bác sĩ chỉ ghép một thùy hoặc phân thùy; trong khi trường hợp này bệnh nhân được ghép cả hai lá phổi.

Để chuẩn bị cho ca ghép phổi, Bệnh viện 108 đã có sự chuẩn bị tương đối kỹ càng trong ba năm, cử các y bác sĩ sang Pháp, Nhật, Hàn Quốc… để học hỏi kinh nghiệm.

Loading...

Liên kết: lich thi dau bong da Anh | ket qua bong da Anh | bang xep hang bong da Anh | KQXSMB